Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn nội dung và kết cấu TK 112,phương pháp hạch toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp.Xin mời các bạn theo dõi
CHƯƠNG
II: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG & KHO BẠC
1. Tiền gửi ngân hàng, kho bạc và các quy định hạch toán
Tiền gửi ngân hàng, kho bạc của các đơn vị HCSN
bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại
tệ, vàng, bạc đá quý, kim khí quý.Kế toán tiền gửi ngân hàng kho bạc cần
tôn trọng một số quy định sau:
ü Kế toán phải tổ chức việc theo dõi từng loại nghiệp vụ tiền gửi (tiền gửi về kinh phíhoạt động, kinh phí dự án, tiền gửi về vốn đầu tư XDCB và các loại tiền gửi khác theotừng ngân hàng, kho bạc).
ü Định kỳ phải kiểm tra đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu gửivào, lấy ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của ngân hàng, kho bạc quản lý. Nếu cóchênh lệch phải báo ngay cho ngân hàng, kho bạc để xác nhận và điều chỉnh kịp thời.
ü Phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý lưu thông tiền tệ và những quy định có liên quan đến luật ngân sách hiện hành của Nhà nước.
2. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng kho bạc
Để hạch toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng, kho bạc kế toán sử dụng tài khoản 112 -Tiền gửi ngân hàng kho bạc.
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có,
tình hình biến động tăng, giảm tất cảcác loại tiền của đơn vị HCSN gửi
tại ngân hàng, kho bạc (bao gồm tiền Việt Nam,
ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kinh khí quý).
Nội dung và kết cấu tài khoản 112 được phản ánh như sau:
ü Bên Nợ:
- Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, đá quý, kim khí quý gửi vào ngân hàng,kho bạc.
- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoạitệ tăng)
ü Bên Có: các loại tiền gửi giảm do:
- Các khoản tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, ngoại tệ rút từTGNH kho bạc.
- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoạitệ giảm)
ü Số dư bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quýcòn gửi tại ngân hàng, kho bạc đầu kỳ (hoặc cuối kỳ).
Theo chế độ, TK 112 được chi tiết cấp 2 như sau:
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giàm cáckhoản tiền Việt Nam của đơn vị gửi tại ngân hàng, kho bạc.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảmcác loại ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng, kho bạc.
- Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quí, đá quí: Phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động tăng giảm các loại Vàng, bạc, kim khí quí, đá quí đang gửi tại ngân hàng, khobạc.
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
1- Khi nộp tiền mặt vào ngân hàng, kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 111 - Tiền mặt
2- Khi thu được các khoản nợ phải thu bằng tiền gửi ngân hàng (căn cứ vào giấybáo có của ngân hàng), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 311 - Các khoản phải thu
Có TK 312 - Tạm ứng
Có TK 342 - Thanh toán nội bộ
Có TK 313 - Cho vay
3- Khi nhận được kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, vốn kinh doanh, kinh phí đầutư XDCB, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước... trong HMKP bằng lệnh chi tiềncác nguồn khác kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của NN
Nếu tiền gửi ngân hàng, kho bạc tăng do rút HMKP thì ghi Có TK 008, 009.
4- Khi thu được các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, bán hàng hoá, dịch vụ, bằngtiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 511 - Các khoản thu
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
5- Chênh lệch tăng do đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp ngoại tệ), kế toán ghi:
Nợ TK 1122 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
6- Rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
7- Mua nguyên vật liệu, công cụ, hàng hoá bằng tiền ngân hàng, kho bạc.
Nợ TK 152 - Vật liệu, dụng cụ (1521, 1526)
Nợ TK 155 - Sản phẩm, hàng hoá
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
8- Khi mua TSCĐ bằng tiền gử ngân hàng kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Nợ TK 662 - Chi dự án
Nợ TK 635 – Chi theo ĐĐH của NN
Có TK 466 - nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Có TK 441 - Nguồn vốn kinh doanh.
9- Chi tạm ứng, chi cho vay, thanh toán các khoản phải trả, các khoản phải nộptheo lương, nộp phí, lệ phí, thuế và các khoản nộp khác cho Nhà nước bằng tiền gửingân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 312 - Tạm ứng
Nợ TK 313 - Cho vay
Nợ TK 331 - Các khoản phải trả
Nợ TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
Nợ TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
10- Khi cấp kinh phí cho cấp dưới hoặc nộp hoặc thanh toán các khoản vãng laikhác cho các đơn vị cấp trên hoặc cấp dưới, kế toán ghi:
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới
Nợ TK 342 - Thanh toán nội bộ
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
11- Chi bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc cho mục đích đầu tư XDCB, cho hoạtđộng SXKD, cho thực hiện dự án, kế toán ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 631 - Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Nợ TK 662 - Chi dự án
Nợ TK 635- Chi theo ĐĐH của NN
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
12- Nếu cuối niên độ kế toán, theo chế độ tài chính quy định đơn vị phải nộp lại sốkinh phí sử dụng không hết bằng tiền gửi, kế toán ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Nợ TK 462 - Nguồn kinh phí dự án
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
13- Chênh lệch giảm do đánh giá lại ngoại tệ (trường hợp ngoại tệ giảm giá), kếtoán ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá.
Có TK 1122 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
14- Làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị, tổ chức khác nhưng chưa nhận được Giấybáo Nợ của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 112- tiền gửi ngân hàng, Kho bạc
Chúc các bạn thành công!
Bình luận