Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn.
Quản trị rủi ro là gì? Là một câu hỏi lới dành cho tất cả các doanh nghiệp.
Rủi ro trong
doanh nghiệp là gì? Trong doanh nghiệp rủi
ro có thể được định nghĩa là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc
trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra của một
doanh nghiệp. Rủi ro được đánh giá dựa
trên sự tác động và khả năng xảy ra của chúng đối với doanh nghiệp. Vậy “quản trị rủi ro là gì?” Quản trị rủi ro là một
vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh
nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là
một quy trình được thực thi bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh
nghiệp, những người quản lý điều hành,
chuyên gia tài chính…được thiết lập để xác định những sự kiện, tình huống, vấn
đề có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai đồng thời quản lý, ngăn chặn,
giới hạn các mức độ rủi ro để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu. Tác dụng của
việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Một là, quản trị rủi ro là yếu tố quan trọng mang lại thành công
cho các dự án kinh doanh. Hiểu về các yếu tố có
thể mang đến bất lợi cho dự án, doanh nghiệp của mình chính là điều quan trọng
trong tầm nhìn người kinh doanh. Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp bạn
tránh được những thiệt hại không đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn
chặn trước khi rủi ro xảy ra. Hai là, quản trị rủi ro là công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và
phát triển kinh doanh. Khi doanh nghiệp triển
khai thành công khung quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu
ích hiệu quả để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh
thu mới, những dự án thành công và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp. Ba là, quản trị rủi ro là có thể ngăn chặn dòng tiền được sử dụng
lãng phí. Quản trị rủi ro sẽ cho
thấy được cái nhìn bao quát toàn diện để có thể chỉ ra và loại bỏ những điều bất
lợi, thừa thải không cần thiết trong doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí đầu
tư. Đồng thời quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong
quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Bốn là, quản trị rủi ro là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên trong
quản lý để sắp xếp công việc. Quản trị rủi ro chính
là cơ sở để xử lý các rủi ro chính trong doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa nguồn
lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời giám sát
một cách hiệu quả nhất các hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro
chính,… Với những vai
trò đó, quản trị rủi ro cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu những điều trong quá khứ có thể quản
lý được hết tất cả những rủi ro. Các nhà quản trị rủi
ro thường sai lầm khi sử dụng những kết quả, nghiên cứu những điều đã xảy ra
trong quá khứ để áp đặt đến vấn đề hiện tại. Theo những nhiên cứu mới
nhất, không có mối liên kết nào giữa những biến cố trong quá khứ và những điều
có thể xảy ra trong tương lai, dù chúng có cùng điều kiện, cùng đối tượng nhưng
cũng chưa chắc chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống
nhau. Thứ hai, cần loại bỏ những vấn đề được cho là “không nên”. Những lời khuyên về
“không nên” thường thiết thực hơn nhiều so với những lời khuyên về “nên”. Chính
thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực như thế khiến các công ty
xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm
lợi nhuận và dần xa rời bản chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc
truy hồi về quá khứ và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra. Thứ ba, không có câu trả lời chính xác cho tất cả các loại
rủi ro. Rủi ro là một yếu tố
luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt, chúng không bao giờ bất động và đợi
chúng ta tìm thấy và tiêu diệt. Vì vậy các giả định, dự đoán về rủi ro cũng phải
cập nhật và thay đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy
ra trong nhiều thời điểm. Chúc
các bạn thành công!
Bình luận